Chuột cắn phá nhà bạn

Cách bẫy chuột đơn giản mà hiệu quả bất ngờ

Diệt chuột là một vấn đề gây nhức nhối trong các hộ gia đình. Chuột phá hoại các đồ dùng trong nhà như dây điện, thảm, đồ ăn… và lây các bệnh nguy hiểm cho con người.
Chuột là một loài gậm nhấm “xấu xí”, bẩn thỉu, là mối lo của rất nhiều chị em phụ nữ trong gia đình. Với 2 cách làm bẫy chuột đơn giản và không gây độc hại sau đây, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bảo vệ an toàn cho ngôi nhà của mình nhé.
Cách 1
Nguyên liệu:
– 2 vỏ lon nước ngọt
– 1 đoạn dây thép
– 1 chiếc xô
– Bơ
Cách làm: Nối sợi dây thép theo chiều dọc của chiếc lon, buộc cố định sợi dây thép lên miệng xô, sau đó quết bơ lên bỏ lon để thu hút chuột và ngồi chờ đợi thành quả.
Ban đầu người ta đã thử nghiệm bằng 1 vỏ lon treo ở giữa xô, nhưng chú chuột có vẻ
tỏ ra bất lực khi không tiếp cận được chiếc lon và vì thế nó cũng không bị ”dính bẫy”
Sau đó, một hướng khác đó là đặt chiếc vỏ lon sát thùng, nhưng phương án này cũng
không hiệu quả khi chú chuột di chuyển rất khéo léo
Và cuối cùng, phương án 2 chiếc lon nối vào nhau đã được nghĩ tới…
Và tất nhiên nó mang lại hiệu quả bất ngờ khi những chú chuột háu ăn đã ”dính bẫy”
một cách dễ dàng.
Cách 2:
Nếu bạn không có vỏ lon nước ngọt thì đừng lo lắng, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn làm một công cụ bẫy chuột khác chỉ với một vài miếng gỗ nhỏ và một tấm gỗ hoặc nhựa mỏng.
Thứ chúng tôi đang muốn nói tới chính hệ thống đòn bẩy, phần chân của chiếc đòn bẩy sẽ được cố định vào chiếc xô, còn bộ phận đòn bẩy sẽ được ghé vào để khi có chuột đi sẽ lập tức cụp xuống và như vậy nó sẽ ”dính bẫy”.
Nguyên lý hoạt động của chiếc bẫy chuột như hình, khi chú chuột đi vào chiếc đòn bẩy, nó
sẽ lập tức rơi xuống xô vì chiếc đòn bẩy sẽ cụp xuống khi có lực tác dụng vừa đủ.
Một chiếc xô và một hệ thống đòn bẩy đơn giản, tất nhiên vẫn phải có chút bơ ở đầu đòn bẩy
để thu hút chuột
Chú chuột sẽ đánh hơi và tiếp cận ”miếng mồi”
Và ”dính bẫy”
Đây là hai cách bẫy chuột cực kì đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Hãy giúp căn nhà bạn trở nên sạch sẽ và an toàn hơn với những chiếc bẫy chuột thông minh này nhé.
Cách đuổi chuột không cần mèo hay bả chuột

Chuột là loại động vật gây hại khó chịu nhất. Chúng không những tàn phá đồ đạc trong nhà, làm ô nhiễm đồ ăn thức uống mà còn là tác nhân gây nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Tuy nhiên, chuột cũng rất khôn ngoan nên để đánh bẫy chúng hoặc đuổi chúng ra khỏi nhà không dễ. Nhiều khi, chiếc bẫy chuột mà bạn sắm về không hề suy chuyển và tất nhiên chẳng có con chuột nào mắc bẫy vì chúng thừa hiểu mối nguy hiểm từ những chiếc bẫy.
Những cách đuổi chuột đơn giản sau đây chắc chắn sẽ giúp bạn hiệu quả:
Cách đuổi chuột ra khỏi nhà bằng ớt bột
Đuổi chuột bằng ớt bột là một cách đơn giản mà rất hiệu quả. Nếu bạn tiêu diệt chuột và làm cho chúng sợ hãi thì chỉ một thời gian chúng sẽ quay lại và càng cắn xé nhiều hơn. Vậy nên có cách tốt hơn là đuổi chuột tận gốc ra khỏi nhà và không dám bén mảng quay lại nhà bạn nữa.
Chỉ cần rắc một chút ớt bột quanh những góc nhà hoặc những nơi chuột thường ghé qua trong nhà bạn để đuổi được chuột. Với nhiều chuột trong nhà, bạn có thể pha dung dịch với ớt bột để xịt và phun nhiều nơi trong nhà. Trong dung dịch pha bao gồm nước và 2 muống bột ớt thêm chút dầu thực vật và chất tẩy rửa. Vậy là có thể yên tâm không còn chuột trong nhà.
Dùng lá bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà:
Cũng như nhiều loại côn trùng và động vật gây hại khác, chuột rất sợ mùi tinh dầu bạc hà. Bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc lá bạc hà tươi, khô để đuổi chuột.
Nếu là tinh dầu bạc hà, bạn có thể thấm chúng vào miếng bông gòn rồi để vào những chỗ chuột trú ẩn hoặc hay qua lại như tủ quần áo, ngăn đựng thức ăn…
Nếu không có tinh dầu bạc hà, bạn có thể thay thế bằng lá bạc hà phơi khô hoặc 1 bó lá bạc hà tươi cũng rất hiệu quả.
Trồng các khóm bạc hà quanh nhà cũng là cách đuổi chuột hữu hiệu.
Dùng dầu mazut:
Bạn có thể dễ dàng kiếm một chút dầu mazut ở những cửa hàng sửa chữa xe máy hoặc một nơi tương tự. Loại dầu này có mùi khó chịu làm lũ chuột rất sợ hãi.
Đổ dầu mazut xuống chỗ chuột hay đi lại, sinh sống sẽ làm chúng sợ mà bỏ đi. Hơn nữa, nếu chuột chạm phải loại dầu này, chúng sẽ phải liếm lông cho sạch sẽ. Việc liếm phải dầu mazut sẽ khiến chuột bị ngộ độc mà chết.
Đuổi chuột ra khỏi nhà bằng bột giặt
Bột giặt cũng là cách đơn giản mà hiệu quả để đuổi chuột. Bạn có thể dùng xà phòng với bột hoa tiêu để ở nơi chuột thường qua lại. Cũng có thể trộn thêm một chút cơm nguội và đặt ở những nơi chuột hay ghé qua. Chắc chắn rằng chuột sẽ sợ mùi này và không dám quay lại.
Cách đuổi chuột bằng bông và giấm
Chuột sẽ không dám lại gần nhà bạn nữa nếu dùng cách này. Chuột là loại động vật sinh sản nhanh nên thường khi nhà bạn đã có chuột thì sẽ rất khó để đuổi hết chúng đi. Nhưng có một điều ít người biết đó là chuột rất ghét giấm. Vì thể với một cục bông ngâm giấm đặt ở nơi chuột hay ghé qua, bạn đã có thể đuổi chuột ra khỏi nhà vô cùng đơn giản.
Để hiệu quả hơn, có thể tạo ra nhiều cục bông tẩm giấm đặt ở nhiều nơi khác nhau trong nhà để đuổi lũ chuột đáng ghét. Đầu tiên hãy thử kiểm tra trong nhà có chỗ nào chuột hay ghé qua còn sót lại mẩu thức ăn hay vết dầu mỡ nấu ăn không, và lau sạch. Sau đó lau lại chỗ đó một lần nữa bằng giấm để đảm bảo không còn thức ăn còn sót lại có thể thu hút chuột ở chỗ đó nữa.
Chuẩn bị những cục bông được tẩm giấm ướt đẫm và đặt ở những chỗ chuột có thể ghé qua. Cẩn thận hơn, có thể nhét những cục bông này ở những lỗ nhỏ nơi chuột có thể chui qua được. Khi những cục bông trở nên khô và không còn mùi giấm nữa, bạn có thể bỏ đi và thay bằng những cục bông tẩm giấm mới để xua đuổi chuột.
Dùng khoai tây nghiền nát
Trong khoai tây có chứa natri có thể khiến lũ chuột bị trướng bụng. Nếu bạn đặt một chút khoai tây nghiền và một bát nước cạnh hang chuột, chúng sẽ ăn khoai tây rồi uống nước vì bị khát nước. Khoai tây sẽ nở ra trong dạ dày khiến chuột bị chết.
Dùng quế thơm
Những thanh quế thơm có mùi vị rất mạnh sẽ khiến chuột tránh xa. Cách này có thể áp dụng tại những nơi cất đồ đạc như quần áo, thức ăn mà chuột hay lui tới cắn phá. Chỉ cần vài thanh quế sẽ khiến cho chuột không bao giờ dám chạm chân tới đó nữa.
Qua nhiều cách đuổi chuột ra khỏi nhà đơn giản như trên, để kiểm tra xem có hiệu quả không bạn có thể để ý còn những vết chân chuột xung quanh đó không, hoặc có còn thấy phân chuột ở những nơi mà chuột thường ghé đến trong nhà không. Có một lưu ý quan trọng rằng những cách này chỉ dùng để đuổi chuột chứ không tiêu diệt được chuột.
Hoàng Dung (tổng hợp)
Từ khóa: cách diệt chuột hiệu quả nhất, cách đuổi chuột khỏi phòng, cách diệt chuột tận gốc, đuổi chuột bằng tỏi, cách diệt chuột cống, cách đuổi chuột dân gian, cách đuổi chuột chù ra khỏi nhà, đuổi chuột bằng hạt tiêu, cách đuổi chuột trên trần nhà
CÔNG TY DIỆT CHUỘT HÀ NỘI
Dịch vụ diệt chuột tại Bắc Ninh

Thông Tín Pest Control đang là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất trong lĩnh vực kiểm soát chuột bọ và côn trùng tại Việt Nam. Chúng tôi đã phát triển hệ thống văn phòng tại tỉnh Bắc Ninh nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ diệt chuột và côn trùng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Chúng tôi vẫn áp dụng mô hình dịch vụ đối với khách hàng là hộ dân, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
– Tư vấn miễn phí
– Khảo sát miễn phí
– Phương án tốt nhất
– Cam kết sử dụng hóa chất dạng sinh học
– Báo giá hợp lý nhất
– Bảo hành dài hạn
– Miễn phí hoàn toàn khi chuột tái xuất hiện
Quý khách có nhu cầu vui lòng đặt dịch vụ theo số:
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách
THÔNG TÍN PEST CONTROL
Mẹo xử lý mùi chuột chết trong nhà hiệu quả

Một số con chuột thường chết ở trong các ngóc ngách khó tìm và chúng chỉ được phát hiện khi bắt đầu phân hủy và có mùi. Mùi xác chuột phân hủy không chỉ hôi thối khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người.
Tác hại của mùi chuột chết
Những loài động vật gặm nhấm như chuột khi chết trong nhà, bạn cần tìm kiếm và vứt chúng ra xa nơi sinh sống nhanh nhất có thể. Những con chuột mang theo mầm bình, sinh sản theo cấp số nhân và có thể phá hoại đồ đạc trong gia đình. Diệt chuột bằng bả có thể giải quyết bớt vấn đề nhưng không may dẫn đến tác hại khác. Những con chuột bị nhiễm độc có thể không được tìm thấy sau khi bò lên mái nhà, góc tủ, nhà kho và chết ở trong đó. Khi chúng bắt đầu phân hủy, mùi sẽ cực kì khó ngửi. Vì vạy, ngay khi vừa thấy có mùi cần tìm vị trí xác chuột để tránh hương bay khắp nhà.
Nguyên nhân gây ra mùi chuột chết
Mùi xác chuột được tạo ra bởi sự kết hợp của các chất hóa học khác nhau gồm sulfur dioxide, methane, các dẫn xuất của benzen và hydrocarbon. Hỗn hợp này tạo ra các khí có mùi kinh khủng và khiến tất cả con người và động vật tránh xa. Mùi chuột chết nếu không được xử lý sẽ kéo dài từ 6-12 tuần cho đến khi phân hủy hoàn toàn.
meo xu ly mui chuot chet trong nha hieu qua – 1
Các bước để thoát khỏi mùi chuột chết
Bước 1. Tìm và diệt chuột chết
Bước đầu tiên khi xử lý là cần phải tìm ra xác chuột chết trong nhà để không làm cho không khí có mùi tệ hơn. Để xác định vị trí con chuột chết trong tường hay không gian khép kín hãy lần theo chiếc mũi của bạn. Ruồi cũng có thể dẫn bạn đến đúng chỗ. Bạn cũng có thể thấy giòi di cư đi từ phía chuột chết. Nếu không tìm thấy xác chuột có thể kéo đến đồng loại của chúng và sẽ dẫn đến cả bè lũ gặm nhấm tàn phá ngôi nhà của bạn.
Khi bạn tìm thấy những con chuột chết, nhặt nó lên một cách cẩn thận và vứt bỏ nó trong một túi nhựa. Hãy chắc chắn bạn đeo găng tay và khẩu trang trong khi xử lý xác chết và vệ sinh khu vực bị ô nhiễm vì xác chuột chứa vô số mầm bệnh và vi khuẩn. Quần áo mặc khi xử lý chuột chết cũng cần phải vứt bỏ.
Đừng thất vọng nếu bạn không thể xác định vị trí con chuột chết. Chuyển sang bước 2 để loại bỏ mùi. Nó sẽ có chút khó khăn hơn nhưng cuối cùng cũng mất mùi.
Bước 2: Khử mùi
– Hút bụi và lau sạch cả ngôi nhà bằng nước lau sàn. Mở hết các cửa sổ, cửa ra vào để cho thông gió và ánh nắng chiếu vào nhà tản bớt mùi hôi.
– Rắc bột baking soda lên trên góc vừa phát hiện xác chuột và để nguyên trong vòng 30 phút trước khi lau sạch. Baking soda có tác dụng khử mùi và diệt vi khuẩn rất lợi hại.
– Đặt một cốc giấm ở góc toát ra mùi. Giấm sẽ hút và khử mùi hôi trong không khí. Tuy không có tác dụng 100% nhưng có thể cải thiện khoảng 80%.
– Một cốc bã cà phê cũng sẽ giúp hấp thu hết các mùi xung quanh.
Bước 3: Phòng và diệt chuột
Một khi bạn đã hoàn toàn loại trừ các mùi chuột chết, cần phải ngăn chặn những con chuột từ khắp nơi xâm nhập vào nhà của bạn một lần nữa. Chuột phải có thức ăn và nơi trú ẩn để sống và phát triển mạnh. Loại bỏ 2 yếu tố đó là cách tốt nhất để ngăn chặn và kiểm soát các vấn đề về chuột. Điều quan trọng là thường xuyên vệ sinh cả bên trong và bên ngoài nơi ở. Ngoài ra, nếu thấy chuột trong nhà, bạn có thể đặt các loại bẫy bắt chuột chứ không nên đánh bả.
– Hãy thận trọng với những con chuột chết vì chúng có thể mang bệnh hại và thu hút côn trùng truyền bệnh cho những người trong gia đình của bạn. Luôn đeo găng tay và khẩu trang khi xử lý những con chuột chết.
– Tránh khử mùi chuột chết bằng nước hoa. Cách này không bao giờ thực sự loại bỏ mùi hôi, nó chỉ lấn mùi tạm thời và sẽ trở lại kinh khủng hơn khi hương nước hoa biến mất.
CÔNG TY DIỆT CHUỘT UY TÍN TẠI VIỆT NAM
Bẫy cổ 150 năm vẫn diệt chuột hiệu quả

Một con chuột bị mắc kẹt và chết trong chiếc bẫy 150 tuổi trưng bày tại bảo tàng ở Anh.
Các nhân viên của Bảo tàng Đời sống Đô thị ở Reading, Anh, nhận được email thông báo có một con chuột chết trong chiếc bẫy. “Hình như có một con chuột chết trong chiếc bẫy này. Con vật không được nhắc đến trong cơ sở dữ liệu của bảo tàng”, người viết email cho biết.
Theo bảo tàng, con chuột vào trong chiếc bẫy ở phòng trưng bày để tìm nơi ấm áp. Con chuột đã lẻn qua phòng bảo vệ của Đại học Reading, qua lớp cửa ngoài và các nhân viên bảo tàng để trèo vào phòng trưng bày. Tại đó, nó tìm thấy nơi nghỉ chân hứa hẹn, một thiên đường đầy rơm, gỗ và vải dệt. Trong số hàng nghìn đồ vật, nó đã chọn đúng chiếc bẫy chuột, thứ được thiết kế để tiêu diệt nó cách đây 150 năm.
Chiếc bẫy chuột cũ này không có mồi nhử. Nó do công ty Colin Pullinger & Sons of Silsey ở West Sussex, Anh, sản xuất. Loại bẫy chuột này được cấp bằng sáng chế năm 1861.
“Hiện tại, xác con chuột vẫn ở trong bẫy cho đến khi chúng tôi quyết định sẽ làm gì với nó. Một lựa chọn là chôn cất trang trọng, hoặc chúng tôi sẽ sấy khô và biến nó thành một phần vĩnh viễn của chiếc bẫy”, người quản lý bảo tàng chia sẻ.
Phương Hoa VNE
CÔNG TY DIỆT CHUỘT THÔNG TÍN
Kinh nghiệm diệt chuột

Ôtô và “mối đe dọa” từ chuột

Nếu đã “định cư” được trong ôtô, chuột sẽ cắn đứt dây điện, phụ tùng bằng nhựa, cao su, thậm chí cả các vật liệu bằng sắt. Đây cũng là “thủ phạm” gây hỏng động cơ hoặc cháy xe.
Vào mùa đông, xe ôtô trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho chuột. Đây là nơi trú ẩn tương đối an toàn và đặc biệt là rất ấm áp. Thống kê của Viện dịch tễ Trung ương cho thấy, 90% các loại chuột sẽ di chuyển chỗ ở khi thay đổi từ mùa hè sang mùa đông.
IMG_0302.jpg
Khoang máy ôtô được thiết kế hở dưới gầm xe, trên khoang có nhiều hốc ấm và kín gió là nơi trú ngụ lý tưởng cho chuột, và tất nhiên khi những “vị khách không mời” này mà đột nhập khoang động cơ ôtô thì hậu quả thật khôn lường.
Chuột cắn dây dẫn điện có nguồn dương rồi cắn cả lớp cao su ở dây tuy-ô xăng. Dây diện hở, phát ra tia lửa điện trong búi dây, gặp nguồn xăng chảy ra từ tuy-ô rồi dẫn đến cháy xe. Đó là chưa kể rất nhiều trường hợp chuột cắn bình chứa nước làm mát động cơ, gây rò rỉ, khiến nhiệt độ động cơ lên cao dẫn đến hỏng hóc. Có khi chuột chết trong khoang xe do dây curoa cán vào. Những trường hợp này dây curoa sẽ bị bung và phải gọi cứu hộ mang xe ra gara.
Bằng cách này hay cách khác, hãy bắt đầu đề phòng chuột làm tổ trong khoang máy bằng những cách như sau:
1. Di chuyển xe ôtô của bạn ra khỏi khu vực có nhiều chuột như miệng cống, nơi chứa rác hữu cơ, vị trí có nhiều hang chuột…
2. Đối với xe ít chạy, hãy thường xuyên nổ máy tối thiểu 3 ngày/lần, việc này không những ngăn chuột làm tổ mà còn tốt cho động cơ xe của bạn.
3. Đặt túi chống chuột cho ôtô để ngăn ngừa việc chuột vào trong khoang máy. Khi đặt túi chống chuột sẽ tạo ra mùi làm cho chuột sợ hãi mà bỏ đi.
4. Tiêu diệt chuột bằng mọi cách có thể ở khu vực bạn đỗ xe: sử dụng bẫy, keo dính chuột, thậm chí là cả thuốc chuột nếu cần.
5. Thường xuyên mở nắp capô kiểm tra khoang máy, quan sát và phát hiện mùi xăng sống, mùi phân chuột để kịp thời xử lí.
CÔNG TY DỊCH VỤ DIỆT CHUỘT THÔNG TÍN
Cách làm thuốc diệt chuột

Chuột là loài gặm nhấm, có thể làm lây lan bệnh và cũng làm hỏng đồ vật trong nhà của bạn. Hầu hết các thuốc diệt chuột được bán bên ngoài thị trường đều rất độc hại, gây nguy hiểm cho người và vật nuôi. Tự chế thuốc diệt chuột sẽ an toàn hơn nhiều. Sau đây công ty diệt chuột Thông Tín mách bạn một số cách pha chế thuốc diệt chuột.
Cách thứ nhất: Thạch cao , Bột ngũ cốc và sữa
Trộn 100g thạch cao với 100g bột ngô trong một tô lớn. Thạch cao có thể được mua tại hầu hết các cửa hàng thủ công và các cửa hàng vật liệu xây dựng. Đổ 1-2 ly (0,2 L đến 0.47 L) sữa vào hỗn hợp thạch cao. Sử dụng bàn tay của bạn để nhào hỗn hợp. Sau đó nặn thành viên kích thước 1-2 inch. Đặt những viên này phía sau tủ lạnh, bên trong tủ, dưới bếp, hoặc bất cứ nơi nào khác những con chuột có thể lui tới. Chờ một vài ngày và kiểm tra xem chuột đã ăn hết chưa.
Cách thứ 2: Bột, đường và Baking Soda
Trộn 100g bột, 200g đường và 100g baking soda trong một bát lớn.
Đổ hỗn hợp vào những cốc nhựa nhỏ để chuột có thể tìm đến ăn.
Các bicarbonate có trong soda sẽ phản ứng với axit trong dạ dày của chuột để sản xuất một loại khí carbon dioxide. Chuột không thể chịu đựng khí trên và toàn bộ nội tạng sẽ bị hỏng. Chờ một ngày và kiểm tra xem .
Cách thứ 3: Thạch cao và Khoai tây
Trộn 1 gói khoai tây ăn liền và 230g thạch cao trong một bát lớn. Thêm một chút quế vào hỗn hợp trên. Thêm 1 chén (0,23 lít) nước vào bát trộn. Khuấy đều rồi đổ vào những bát nhỏ . Đặt bát bên trong lỗ chuột và tại các địa điểm chuột hay qua lại khác.
Tuyệt kỹ diệt chuột không cần mồi

Từ chiếc bẫy bán nguyệt, ông Nguyễn Văn Giàu ở tổ 6, thôn Phước Hưng, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng đã chế thành công chiếc bẫy chuột không cần mồi. Mỗi ngày, ông Giàu diệt được hàng trăm con chuột…
“Trước năm 2009, khi chưa có phong trào diệt chuột thì chuột nhiều vô kể. Gieo giống gì, trồng cây gì cũng bị chuột phá hết. Vì vậy mùa màng thất bát, dân làng đói kém”- ông Giàu nhớ lại.
Mỗi đêm bắt cả trăm con chuột
Cũng từ đó, ông nghiên cứu đủ cách để diệt chuột, từ dùng thuốc, kích điện, keo dính… nhưng hiệu quả không cao. Đến năm 2009, vợ ông Giàu đi làm thuê trên thành phố mang về cho ông mấy cái bẫy chuột hình bán nguyệt. Tìm hiểu về chiếc bẫy, ông mới hay nó có xuất xứ từ miền Bắc. Trong quá trình dùng, ông phát hiện ra một số hạn chế của bẫy và tự mày mò chế tác thêm một số bộ phận cho phù hợp với việc đặt bẫy trên đồng ruộng.
Từ chiếc bẫy bán nguyệt, ông tự chế thêm tấm nhựa để đặt mồi nhử chuột. “Tuy nhiên, con chuột khôn lắm, nó không dễ gì mắc bẫy có thức ăn đâu”- ông Giàu nói. Chẳng hạn ruộng mới gieo sạ, chuột thích mồi lúa, nếu chỉ một sợi thép thì không thể bỏ lúa vào. Phần nữa, không dùng mồi mà chuột vẫn dính bẫy mới là quan trọng. Ông tiếp tục nghiên cứu để bẫy chuột không cần mồi.
Ông cho hay, vẫn cái bẫy chuột có tấm nhựa ấy nhưng không cần bỏ mồi mà chỉ “ngụy trang” thật kỹ trong đám cỏ, lúa, rau… chuột đi qua sẽ dính bẫy liền. 20 cái bẫy sập thì có đến 15-16 con chuột chết. Ban đầu ông chỉ diệt chuột ở ruộng lúa của gia đình, tiếp đến ông bày cho 2 người em. Mỗi đêm, 3 anh em ông đặt bẫy, sáng hôm sau thu về cả trăm con chuột. “Năm đó mấy anh em tôi được mùa lúa vì chuột gần như mất dấu trên khu ruộng” – ông Giàu cho biết.
Nhiều người trong tổ, trong thôn bắt đầu học cách bẫy chuột của anh em ông Giàu. Chỉ trong một thời gian ngắn, trên những ruộng lúa thôn Phước Hưng đã vắng bóng chuột. Sau 4 năm gắn bó với công việc diệt chuột, ông Giàu đã thuộc lòng những đặc tính của loài gặm nhấm này. “Chuột bắt đầu đi ăn khi đêm đến, do đó mình phải đặt bẫy khi trời còn sáng, khoảng 4 – 5 giờ chiều. Trước khi đặt bẫy phải đi trinh sát để nắm bắt được đường đi lối lại của chúng…”- ông Giàu chia sẻ kinh nghiệm.
Dùng chuột để nuôi cá, heo
Thấy chuột diệt được quá nhiều, người dân bỏ ngoài đồng ruộng gây ô nhiễm, hôi thối, ông Giàu lại nghĩ cách tận dụng số chuột diệt bẫy được. Thịt chuột dinh dưỡng cao, ông thử dùng chuột làm thức ăn cho lợn. Chuột thu gom về, ông đốt lửa nướng cho sạch lông rồi nấu cùng rau, cám cho lợn ăn. Thấy lợn ăn thịt chuột lớn nhanh, chất lượng thịt rất ngon, ông xây thêm chuồng nuôi gần 20 con lợn. Sau mỗi đêm người dân trong làng đặt bẫy, gom chuột lại để trên bờ ruộng, ông lại đi thu về nấu cho lợn ăn.
“Ông Giàu có những tuyệt kỹ diệt chuột rất hay, đem lại hiệu quả cao, được Hội ND huyện mời đi tập huấn cho nhiều địa phương trong huyện”.
Bà Bùi Thị Qua – Chủ tịch Hội ND xã Hòa Nhơn
Lợn ăn không hết, ông lại xây 2 cái bể nuôi cá lóc. Thức ăn của cá chủ yếu là chuột. “Cá, heo ăn thịt chuột lớn nhanh lắm, chi phí mua thức ăn lại giảm hẳn”- ông Giàu bảo.
Hơn 4 năm nay ông Giàu đã góp phần rất lớn trong việc bảo vệ mùa màng cho gia đình và người dân địa phương. Từ đầu năm 2013 đến nay, ông được nhiều nơi mời đi tập huấn phương pháp diệt chuột. “Nông dân chúng tôi chỉ trông chờ vào hạt lúa, vậy mà bị chuột cắn phá tan hoang, nhìn ruộng lúa xót xa lắm. Tôi muốn phổ biến công nghệ diệt chuột đến đông đảo bà con nông dân”- ông Giàu chia sẻ.
Không chỉ diệt chuột trên ruộng, ông Giàu còn nghiên cứu cách diệt chuột dưới nước, trên cây, trên dây…
Kim Oanh (Kim Oanh)